Thành viên của

viffasfiataBNI

Video giới thiệu

HTV9 - 2015

Kết nối chúng tôi

Facebook youtube_1

Thống

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay399
mod_vvisit_counterHôm qua533
mod_vvisit_counterTuần này4014
mod_vvisit_counterTuần trước4008
mod_vvisit_counterTháng này6781
mod_vvisit_counterTháng trước14570
mod_vvisit_counterTất cả3065938

Online (20 minutes ago): 44
Your IP: 18.191.103.10
MOZILLA 5.0,
Today: Tháng 1 10, 2025
Trong những năm gần đây, những khó khăn chung của nền kinh tế đã phần nào làm các doanh nghiệp vận tải biển trong nước thêm khó khăn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu nâng tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu được chuyên chở bằng tàu trong nước, hiện chỉ chiếm 7- 8% tổng khối lượng hiện nay.

Nhiều doanh nghiệp "chết lâm sàng"

Ông Đỗ Xuân Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, cho biết những năm gần đây, sự tham gia ngày càng nhiều và mở rộng của các hãng tàu nước ngoài trong các tuyến nội địa và quốc tế đã phần nào chứng minh sự "đuối sức" của các doanh nghiệp vận tải nội địa.

Hàng loạt công ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam tham gia như công ước Marpol 73/78 cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có những khoản đầu tư lớn cho khâu duy tu, bảo dưỡng, vận hành... nhằm bảo đảm tính an toàn của đội tàu. Các công ước đều quy định tàu của bất kỳ quốc gia nào khi vào cảng của quốc gia đã phê chuẩn công ước đều phải tuân thủ những quy định đã đặt ra, nếu không sẽ bị phạt. Hiện nay, điểm đến của tàu biển Việt Nam trên các tuyến quốc tế đều là các quốc gia phát triển và hầu hết đều đã phê chuẩn các công ước quốc tế.

Trong khi đó, trên các tuyến nội địa, các tàu chở hàng khô, hàng rời, trọng tải nhỏ lại không chịu nổi tình trạng giá cước thấp, hàng hóa không ổn định trong khi chi phí nguyên liệu, chi phí duy tu bảo dưỡng lại cao. Trong tình thế này, ông Quỳnh cho biết có nhiều doanh nghiệp vận tải đang "chết lâm sàng" vì những lý do kể trên.

Giám đốc một doanh nghiệp vận tải không tiện nêu tên cho biết chi phí tài chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó khăn trong ngành. "Những doanh nghiệp vận tải biển chúng tôi phải đi vay một lượng lớn vốn lưu động. Riêng khoản mua mới tàu, duy tu bảo dưỡng cho tàu hoạt động ... như công ty tôi phải vay ngân hàng đến 80%. Trong điều kiện lãi suất cao, việc kinh doanh không có lãi do cước phí thấp, phí nhiên liệu lại cao khiến không ít doanh nghiệp phải chịu lỗ trong cả năm", ông nói.

Tìm mọi cách giảm chi phí

Bán bớt tàu để giảm chi phí, trả nợ vay ngân hàng, hay tinh gọn bộ máy hành chính là những giải pháp được nhiều doanh nghiệp vận tải áp dụng trong năm 2011. Theo báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, trong năm ngoái doanh nghiệp đã thanh lý 3 tàu biển là Phương Đông 1, Phương Đông 3 và VTC Star, nhờ vậy mới có khoản lời trên 240 tỉ đồng để bù đắp các khoản lỗ do chi phí tài chính phát sinh từ các khoản vay ngân hàng và lỗ do chênh lệch tỷ giá sau khi mua tàu bằng ngoại tệ.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu cũng bán bớt các tàu Vietfracht 01 và VF Glory để tái cơ cấu đội tàu của công ty.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 600 tàu tương đương khả năng tải 4,5 triệu DWT chạy tuyến quốc tế, nhưng phần lớn là chở thuê cho nước ngoài vì chủ yếu hàng xuất khẩu của Việt Nam đều theo điều kiện FOB, nghĩa là giao hàng ở cảng Việt Nam và nhập khẩu thì ngược lại, nhận hàng ở cảng Việt Nam.

"Chúng tôi ước tính chỉ có khoảng 7-8% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam do đội tàu trong nước chuyên chở", ông Quỳnh nói.

Theo dự báo của hiệp hội, thị trường cước vận tải biển trong năm 2012-2013 sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thậm chí ở phân khúc thị trường tàu chở hàng khô rời - là loại hàng hóa chuyên chở phổ biến của Việt Nam - còn ảm đạm hơn so với năm 2011.

"Chỉ có những doanh nghiệp vận tải có năng lực tài chính mạnh mới có khả năng "nuôi" đội tàu của mình. Nếu tình hình như hiện nay không được cải thiện thì rất khó đạt mục tiêu do ngành hàng hải đưa ra là đến năm 2020 đội tàu trong nước sẽ đảm nhận 30% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam", ông Quỳnh cho biết thêm.
Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, đến cuối tháng 11-2011, Việt Nam có 867 chủ tàu quản lý khai thác 1.633 tàu có mang cờ của Việt Nam với tổng trọng tải 7,4 triệu DWT. Trong số đó chỉ có 493 tàu có trọng tải lớn với tổng tải trọng là 5,3 triệu DWT, còn lại là tàu nhỏ.

---------------------

Tác giả: Phạm Thái // Nguồn: Thời báo Kinh Tế Sài Gòn