Thành viên của

viffasfiataBNI

Video giới thiệu

HTV9 - 2015

Kết nối chúng tôi

Facebook youtube_1

Thống

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterHôm nay285
mod_vvisit_counterHôm qua706
mod_vvisit_counterTuần này1580
mod_vvisit_counterTuần trước2042
mod_vvisit_counterTháng này8128
mod_vvisit_counterTháng trước4602
mod_vvisit_counterTất cả3052715

Online (20 minutes ago): 88
Your IP: 3.149.29.190
MOZILLA 5.0,
Today: Tháng 12 23, 2024
25 công ty cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam - con số khiêm tốn so với hơn 1.000 DN trong nước hoạt động trong lĩnh vực này. Song, số ít DN ngoại này lại nắm giữ phần lớn "miếng bánh" logistics Việt Nam.

Sóng lớn thuyền con

Thị trường logistics Việt Nam bắt đầu mở cửa từ đầu năm 2012, theo lộ trình đến năm 2014 sẽ mở cửa hoàn toàn. Tuy nhiên, sự hạn chế về cơ sở vật chất và dịch vụ đã làm khiến cho doanh nghiệp logistics nội kém cạnh tranh hoặc phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp nước ngoài. Sau một thời gian hội nhập, doanh nghiệp nội vẫn chưa chuẩn bị được thuyền lớn để vượt sóng.

Theo thống kê của Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS), trong số hơn 800 công ty giao nhận vận tải tại nước ta, 70% là DN tư nhân với quy mô nhỏ. Tất cả đều có thể cung cấp các dịch vụ logistics đơn giản như khai báo hải quan, vận tải hàng hóa bằng xe tải và container, nhưng hầu như chưa công ty nào có thể đảm nhiệm toàn bộ chuỗi dịch vụ trọn gói cho khách hàng.

Theo TS Khuất Việt Hùng, Trưởng bộ môn quy hoạch và quản lý GTVT - Đại học GTVT, chỉ số hiệu quả hoạt động logistics Việt Nam đứng thứ 53 trên thế giới và thứ 5 trong khu vực ASEAN. Logistics có tốc độ phát triển trung bình 20%/năm.

Tuy nhiên, đây chủ yếu là động lực từ các doanh nghiệp ngoại tham gia thị trường logistics khi thị trường đã mở cửa. Còn thực tế, hoạt động logistics của các doanh nghiệp nôi đang gặp nhiều khó khăn do luật pháp và thể chế rời rạc, không hiệu quả. Cơ sở hạ tầng thiếu và yếu kém. Các nhà cung ứng dịch vụ có quy mô nhỏ, phân đoạn rời rạc, không tập trung, công nghệ, cơ sở vật chất thiếu.


Tại Việt Nam, hình ảnh phổ biến của nhà cung cấp dịch vụ logistics là các công ty giao nhận và vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe tải.

logictics5

Ông Trần Quốc Bảo, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Vinafco, cho rằng, do chưa chủ động được khâu vận chuyển hàng hải, còn phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài nên doanh nghiệp logistics nội chưa thật sự gắn bó với doanh nghiệp sản xuất trong nước. Dịch vụ logistics hiện mới chỉ dừng lại ở mức là người đại diện cho các nhà vận chuyển thông báo cho doanh nghiệp XNK về tình hình vận chuyển của hàng hóa từ cảng đi đến cảng đến, thay mặt người vận chuyển phát hành lệnh giao hàng cho doanh nghiệp XNK sau khi hàng cập cảng và đại diện các hãng tàu thu các loại phí.

Lý do này được TS. Hoàng Thanh Minh, chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực IT - Cộng hòa Liên bang Đức, giải thích, rằng hoạt động vận tải hàng hóa ở Việt Nam hiện chủ yếu là các công ty vận tải hoạt động nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh thấp; phương tiện thông tin liên lạc thô sơ, chậm, phức tạp; các số liệu hoạt động vận tải lưu trữ không khoa học, không minh bạch. Điều này sẽ tạo ra những hệ lụy: vận tải hàng hóa không hiệu quả, chi phí cao, giá thành vận tải cao; chi phí sản xuất cao, giá thành sản phẩm cao đây là những rào cản lớn trong cạnh tranh.

Các doanh nghiệp logistics Việt Nam đang thất thế trước các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, "cần áp dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa; minh bạch hóa các hoạt động vận tải; nâng cao hiệu suất vận tải" là điều mà ông Minh cho rằng cần phải sớm giải quyết.

Song, tại Việt Nam, hình ảnh phổ biến của nhà cung cấp dịch vụ logistics là các công ty giao nhận và vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe tải. Các dịch vụ khác trong chuỗi logistics như thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba... vẫn chưa phổ biến. Do vậy, để hoàn thiện trong một sớm một chiều vẫn là điều khó khăn, trong khi đó "hơi nóng" từ cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài ngày một tăng lên.

Bài toán khó về nhân lực

Không chỉ hạn chế về cơ sở vật chất, hầu hết các doanh nghiệp vẫn còn rối với bài toán nguồn nhân lực cho ngành. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ "thua trên sân nhà" của logistics Việt Nam.

Thông tin từ Viện Nghiên cứu & Phát triển logistics (MIL) cho biết, trong 3 năm tới, trung bình các doanh nghiệp dịch vụ logistics cần thêm 18.000 lao động, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ cần trên 1 triệu nhân sự có chuyên môn về logistics. Mặc dù được xem là nghề "hot", trả lương cao, song rất nhiều doanh nghiệp đang lúng túng khi tìm kiếm lao động làm trong lĩnh vực này.

Việt Nam đang có khoảng 1,5 triệu lao động làm nghề logistics. Trong đó, đầu tàu kinh tế TP.HCM chiếm khoảng 40%, tương đương 600.000 lao động. Nhưng nguồn cung cấp nhân lực cho ngành logistic chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành logistic mỗi năm tăng 20-25%.

Thiếu nhân lực đã đành, trong số nhân lực hiện nay chỉ có khoảng 3% được đào tạo chuyên nghiệp. Ông Trần Chí Dũng, Trưởng Ban đào tạo (MIL), cho biết: "Khảo sát của Viện về chất lượng nhân lực logistics cho thấy, thực trạng chung là 53,3% doanh nghiệp thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên trong quá trình công tác và chỉ có 6,7% doanh nghiệp hài lòng với chuyện môn của nhân viên. Điều này cho thấy nguồn nhân lực logistics có chất lượng quá thấp".

TS Lê Văn Bảy, giảng viên của MIL cho rằng, việc đào tạo nguồn nhân lực này cũng gặp nhiều khó khăn. Thực tế một số trường đại học như GTVT TP.HCM, Hàng hải (Hải Phòng) có mở ngành này, song bản thân logistics là ngành rất rộng và giáo viên cần có kinh nghiệm thực tế cao. Các trường khác bắt đầu giảng dạy thì chưa có giáo trình riêng, phải mời giảng viên bên ngoài.

Tác giả: Nam Phong
Theo VEF